bị lồi cục thịt ở cửa mình sau sinh

Giải đáp: Bị lồi cục thịt ở cửa mình sau sinh là hiện tượng gì?

31/07/2024 88 lượt xem

Bị lồi cục thịt ở cửa mình sau sinh là vấn đề sức khỏe không hiếm gặp ở phụ nữ, nhưng lại ít được đề cập công khai. Tình trạng này vừa kém thẩm mỹ, vừa ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vậy đâu là nguyên nhân làm xuất hiện cục thịt ở vị trí nhạy cảm này? Làm sao để khắc phục? Cùng Menacal giải đáp những thắc mắc trên trong bài viết dưới đây nhé! 

Bị lồi cục thịt ở cửa mình sau sinh là hiện tượng gì?

Lồi cục thịt ở cửa mình là hiện tượng có thể xảy ra đối với bất kỳ phụ nữ nào. Nhưng phổ biến nhất là những người sau khi sinh em bé do các cơ và mô vùng chậu bị tổn thương.

Bị lồi cục thịt ở cửa mình sau sinh là hiện tượng gì?

Bị lồi cục thịt ở cửa mình sau sinh là dấu hiệu điển hình của sa tử cung. Hiện tượng này không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Tổng quan về sa tử cung

Sa tử cung là tình trạng tử cung bị lệch ra khỏi vị trí thông thường, tụt xuống âm đạo hoặc nhô hẳn ra ngoài âm hộ. Nguyên nhân do em bé phát triển lớn hơn trong thời gian mang thai gây áp lực liên tục và ngày càng tăng lên các cơ, mô xung quanh vùng chậu. Quá trình chuyển dạ và sinh nở cũng ảnh hưởng không nhỏ đến vị trí này. Từ đó, các cơ bị tổn thương và yếu đi, không còn khả năng nâng đỡ tử cung, dẫn đến sa tử cung.

Dưới đây là một số đối tượng có nguy cơ cao bị sa tử cung: [1]Uterine Prolapse: Stages, Symptoms, Treatment & Surgery. Truy cập ngày 16/ 07/ 2024.
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16030-uterine-prolapse

  • Phụ nữ sinh thường một hoặc nhiều lần.
  • Phụ nữ ở tuổi mãn kinh.
  • Người thân trong gia đình có tiền sử sa tử cung.
  • Người từng phẫu thuật vùng chậu trước đó.
  • Người thừa cân, béo phì (chỉ số khối cơ thể BMI trên 25).
  • Người bị rối loạn mô, rối loạn sàn chậu, táo bón hoặc ho mãn tính.
Phụ nữ sinh thường một hoặc nhiều lần có thể bị sa tử cung

Sa tử cung được chia thành 4 mức độ như sau:

  • Mức độ 1: Tử cung nằm phần nửa trên của âm đạo.
  • Mức độ 2: Tử cung hạ xuống gần lỗ âm đạo hoặc cách lỗ âm đạo khoảng 1cm.
  • Mức độ 3: Tử cung nhô ra khỏi âm đạo.
  • Mức độ 4: Toàn bộ tử cung lồi ra ngoài âm đạo.

Nếu bị sa tử cung nhẹ, bạn có thể không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào. Khi tử cung chệch xa hơn so với vị trí ban đầu và gây áp lực lên các cơ quan khác như ruột, bàng quang, một số triệu chứng có thể xảy ra:

  • Cảm giác nặng nề, căng tức, đau nhức ở vùng chậu.
  • Đau bụng hoặc lưng dưới.
  • Đau khi quan hệ tình dục.
  • Rối loạn tiểu tiện bao gồm: tiểu không tự chủ, tiểu gấp, tiểu nhiều lần trong ngày.
  • Táo bón.
  • Gặp khó khăn khi sử dụng tampon và các dụng cụ dùng qua đường âm đạo khác.
  • Các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn khi đứng hoặc đi lại trong thời gian dài, khi ho hoặc hắt hơi.
Đau bụng dưới là một triệu chứng thường gặp khi bị sa tử cung

Ảnh hưởng của lồi cục thịt ở cửa mình đối với phụ nữ

Bị lồi cục thịt ở cửa mình sau sinh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và cuộc sống của người phụ nữ:

  • Ảnh hưởng đến thẩm mỹ vùng kín: Tử cung bị tụt xuống làm thay đổi hình dạng và giảm cảm giác của vùng kín. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu, tự ti và xấu hổ.
  • Ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng: “Cô bé” kém thẩm mỹ và không thoải mái là bóng đen tâm lý khiến người phụ nữ e ngại chuyện chăn gối. Vấn đề này tác động không nhỏ đến mối quan hệ vợ chồng.
  • Gây khó khăn khi tiểu tiện: Như đã nói ở trên, sa tử cung có thể gây rối loạn tiểu tiện như: tiểu không tự chủ, tiểu nhiều lần, tiểu gấp… ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn.
  • Ảnh hưởng đến việc sinh đẻ sau này: Phụ nữ bị sa tử cung vẫn có thể mang thai. Tuy nhiên, thai nhi bị hạn chế không gian phát triển. Điều này dẫn đến nhiều trường hợp nguy hiểm như: thai chết lưu, bé sinh ra bị tử vong hoặc dị tật, mẹ có nguy cơ băng huyết cao.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe: Sa tử cung có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: sa trước âm đạo (còn gọi là sa bàng quang), sa âm đạo phía sau, loét âm đạo…
Sa tử cung gây mất thẩm mỹ, khiến người phụ nữ e ngại chuyện chăn gối
Sa tử cung gây mất thẩm mỹ, khiến người phụ nữ e ngại chuyện chăn gối

Điều trị lồi cục thịt ở cửa mình sau sinh

Hiện tượng bị lồi cục thịt ở cửa mình sau sinh là sa tử cung giai đoạn 3. Đây là mức độ nghiêm trọng cần đi khám bác sĩ trong thời gian sớm nhất. Tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi người, bác sĩ có thể đề xuất phẫu thuật hoặc các phương án không phẫu thuật khác.

Điều trị bằng phẫu thuật

Sa tử cung có thể khắc phục bằng phẫu thuật như sau: [2]Uterine prolapse – Diagnosis and treatment. Truy cập ngày 16/ 07/ 2024.
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/uterine-prolapse/diagnosis-treatment/drc-20353464

  • Phẫu thuật điều trị sa vòm âm đạo như: Colporrhaphy trước và sau (sửa chữa các mô phía trước và sau âm đạo), Hysterectomy (cắt bỏ tử cung), Perineorrhaphy (chữa vùng tầng sinh môn)…
  • Phẫu thuật bổ sung nếu kèm theo tình trạng tiểu không tự chủ, sa trực tràng hoặc sa bàng quang.
  • Phẫu thuật Sacrocolpopexy giúp cố định tử cung vào xương cùng.

Điều trị không phẫu thuật

Một số phương pháp không phẫu thuật được sử dụng phổ biến với người bị sa tử cung:

  • Đặt vòng nâng tử cung: Vòng nâng tử cung là dụng cụ giúp tử cung ở đúng vị trí ban đầu. Đây là phương pháp ít xâm lấn và phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên, trong trường hợp sa tử cung nghiêm trọng, vòng nâng có thể gây kích ứng, loét và các vấn đề về tình dục.
  • Liệu pháp thay thế estrogen: Cách này giúp tăng cường sức mạnh hệ cơ và dây chằng nâng đỡ tử cung, giảm tình trạng bị lồi cục thịt ở cửa mình sau sinh.
Có nhiều phương pháp phẫu thuật điều trị sa tử cung
Có nhiều phương pháp phẫu thuật điều trị sa tử cung

Các biện pháp phòng ngừa sa tử cung sau sinh

Để ngăn ngừa sa tử cung sau sinh, bạn lưu ý những vấn đề sau: [3]Prolapsed uterus: Stages, symptoms, and home remedies. Truy cập ngày 16/ 07/ 2024.
https://www.medicalnewstoday.com/articles/305971#:

  • Tập cơ sàn chậu: Nổi tiếng nhất là bài tập Kegel củng cố sức mạnh và độ dẻo dai của các cơ, dây chằng vùng chậu. Bài tập này còn giúp giảm táo bón và sinh thường dễ dàng hơn.
  • Tránh nâng vật nặng: Nâng vật nặng không đúng cách có thể làm tổn thương cơ và dây chằng vùng chậu, thắt lưng. Nếu bắt buộc phải nâng vật nặng, bạn có thể dùng dụng cụ hỗ trợ hoặc nhờ người giúp đỡ.
  • Ngăn ngừa táo bón: Giảm nguy cơ mắc táo bón bằng cách uống nhiều nước và ăn thực phẩm giàu chất xơ, bao gồm: các loại rau củ, hoa quả, đậu và ngũ cốc nguyên hạt.
  • Kiểm soát các cơn ho: Bạn bỏ hút thuốc hoặc tránh xa khu vực nhiều khói thuốc, điều trị tình trạng ho mãn tính hoặc các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp.
  • Tránh tăng cân: Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý bằng cách tập luyện thể thao và ăn uống điều độ.

Mong rằng bài viết trên đã cung cấp đủ thông tin để bạn hiểu rõ hơn hiện tượng bị lồi cục thịt ở cửa mình sau sinh và phương án phòng ngừa, điều trị phù hợp. Nếu còn bất kỳ điều gì băn khoăn về sức khỏe trong thời gian mang thai hoặc sau sinh, mời bạn truy cập ngay vào website menacal.vn hoặc liên hệ trực tiếp tới hotline 1900 636 985 để nhận được tư vấn từ các chuyên gia.

References

References
1 Uterine Prolapse: Stages, Symptoms, Treatment & Surgery. Truy cập ngày 16/ 07/ 2024.
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16030-uterine-prolapse
2 Uterine prolapse – Diagnosis and treatment. Truy cập ngày 16/ 07/ 2024.
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/uterine-prolapse/diagnosis-treatment/drc-20353464
3 Prolapsed uterus: Stages, symptoms, and home remedies. Truy cập ngày 16/ 07/ 2024.
https://www.medicalnewstoday.com/articles/305971#: